[Đăng ngày: 10/07/2023]

Theo các chuyên gia nội tiết, hàng ngày thận của chúng ta lọc khoảng 120-150 lít máu.

Máu mang các chất thải của cơ thể tới cầu thận qua đó loại bỏ chất thải và lượng nước dư thừa. Dịch được lọc ra sẽ chuyển vào các ống thận, tại đó đường và các muối khoáng được hấp thu trở lại máu. Chất thải và dịch thừa sẽ được chuyển tới bàng quang dưới dạng nước tiểu và được thải ra ngoài.

Đường cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tại thận đường được tái hấp thu khoảng 180g mỗi ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh. Phân tử đường đủ nhỏ để được lọc qua cầu thận, được tái hấp thu trở lại nhờ các kênh đồng vận chuyển natri-glucose (SGLTs) ở tế bào ống thận.

Trong đó, kênh vận chuyển SGLT2 tái hấp thu đến 90% lượng đường thải trừ qua đường niệu. Từ năm 1995 các nhà khoa học nghiên cứu phát triển thuốc ức chế chọn lọc SGLT2 tiềm năng trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Năm 2013, Cục Quản lý dược Hoa Kỳ (FDA) cấp phép thuốc ức chế SGLT2 đầu tiên là canagliflozin, sau đó năm 2014 có thêm dapagliflozin và empaglifilozin được FDA cấp phép trong chỉ định điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Các thuốc ức chế SGLT2 sẽ ức chế tái hấp thu đường tại ống thận và tăng thải đường qua nước tiểu. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng giảm cân và kiểm soát huyết áp. Do đó thuốc là lựa chọn tối ưu trong phối hợp với metformin ở bệnh nhân chưa kiểm soát đường huyết tốt kèm theo có huyết áp cao và quá cân. Thuốc giảm trung bình khoảng 3kg tại thời điểm 2 năm dùng thuốc và khoảng 4-5 mmHg huyết áp so với các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường khác.

Do thuốc ức chế SGLT2 được chứng minh là giảm biến cố và tử vong tim mạch ở người đái tháo đường tuýp 2, vì vậy một số hướng dẫn điều trị trên thế giới gợi ý cân nhắc các thuốc này thành lựa chọn đầu tay ở người đái tháo đường có nguy cơ tim mạch cao.

Thuốc cũng giúp giảm tiến triển bệnh thận mạn, giảm tiến triển xấu đi tình trạng albumin niệu ở người đái tháo đường. Mặc dù ở bệnh nhân suy thận thuốc không có hiệu quả trong kiểm soát đường huyết nhưng vẫn có lợi ích bảo vệ thận và giảm nguy cơ tim mạch.

Thuốc được bác sĩ kê đơn sau khi bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 được thăm khám, đánh giá, tránh dùng thuốc nếu bệnh nhân có tiền sử toan ceton, nhiễm trùng tiết niệu hay tán phát hoặc có nguy cơ thiếu dịch.

Thuốc có chi phí cao vì vậy cần có khả năng kinh tế, thuốc chỉ phát huy lợi ích khi được dùng lâu dài và tuân thủ điều trị.

Hãy báo với bác sĩ nếu có tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Bệnh nhân cần uống đủ nước để tránh bị tụt huyết áp. Tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ là chìa khóa điều trị bệnh mạn tính hiệu quả và an toàn.

Vừa qua, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động quản lý, điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở.

Theo TS. Lại Đức Trường – Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, tỷ lệ người khỏe mạnh hiện khoảng 30%, tỷ lệ người có tiền bệnh và yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm khoảng 40%, người mắc bệnh không lây nhiễm nhưng chưa được quản lý chiếm 70-80%, số người được quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm chỉ vào khoảng 20-30%. (Trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 30% dân số).

TS. Lại Đức Trường có đưa ra một số khuyến nghị là cần bảo đảm thuốc thiết yếu tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế; củng cố, tăng cường quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến huyện và dần chuyển về trạm y tế. Đặc biệt tăng cường quản lý, chỉ đạo, theo dõi, giám sát, cụ thể hóa trách nhiệm của Sở Y tế, của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, của Trung tâm y tế. Cần tổ chức thực hiện sử dụng hệ thống báo cáo trực tuyến đối với công tác quản lý, chỉ đạo, lựa chọn được thuốc ưu tiên cho tuyến cơ sở trên phác đồ của Bộ Y tế, tiếp tục huy động nguồn lực để tăng cường các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Để phát hiện bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể qua các hình thức: Sàng lọc, tầm soát cơ hội, bất kỳ người trưởng thành nào đến cơ sở y tế cũng nên được đo huyết áp, đánh giá nguy cơ đái tháo đường, lồng ghép trong khám sức khỏe định kỳ.

Cần tăng cường đào tạo cho nhân viên y tế thôn bản, các cộng tác viên thực hiện sàng lọc bước đầu như công việc thường quy. Những người nghi ngờ được mời đến trạm y tế xác định lại. Đối với đái tháo đường chỉ dùng xét nghiệm đường máu mao mạch, không cần làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết tại trạm y tế.

Công tác sàng lọc tăng huyết áp và đái tháo đường, đánh giá nguy cơ, kết hợp truyền thông giảm ăn muối, phòng chống tác hại thuốc lá, phòng chống tác hại rượu bia, tư vấn về dinh dưỡng.

Hiện nay trạm y tế được phép chẩn đoán xác định, khởi trị cho các trường hợp tăng huyết áp không có chỉ định chuyển tuyến trên chẩn đoán xác định./.

Lâm Quyên

    

  








THỜI TIẾT
Độ ẩm:
Gió:

Đang online: 2

Số lượt truy cập: 9131995

SỞ Y TẾ TỈNH KHÁNH HÒA
Khu liên cơ Số 2, 03 Hàn Thuyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3822987 Fax: 058.3827908 Email:syt@khanhhoa.gov.vn
Website: https://syt.khanhhoa.gov.vn
Chịu trách nhiệm chính: BS. CK2 Bùi Xuân Minh - GĐ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa 
Chung nhan Tin Nhiem Mang